Trước khi làm bất cứ việc gì cũng cần phải có kế hoạch, nhất là việc trọng đại như xây nhà thì cần phải lên kế hoạch càng chi tiết càng tốt. Việc lên kế hoạch chi tiết sẽ giúp các bạn có được một căn nhà như ý, đúng tiến độ và với chi phí hợp lý nhất. Lập kế hoạch xây nhà sẽ bao gồm: Chuẩn bị mặt bằng xây dựng và lên kế hoạch chi phí.

1. Tìm mua đất xây dựng

 mua-dat-xay-nha

Mua đất xây nhà hợp hướng, phong thủy

Đây là một bước khá quan trọng, nhất là đối với một đất nước phương Đông ảnh hưởng nhiều bởi văn hoá Trung Quốc, là cái nôi của nghệ thuật phong thủy. Một khu đất đẹp, đúng hướng, rất có tác dụng trong việc nâng cao giá trị sống, tăng cường tuổi thọ.

Trong phong thuỷ chọn đất xây nhà, người ta quan niệm “Trạch mệnh phải tương phối”. Trạch ở đây là đất, mệnh là người, trạch mệnh tương phối nghĩa là đất và người phải hoà hợp với nhau, không xung khắc. Trong trạch có hai loại là Đông tứ trạch và Tây tứ trạch. Người cũng gồm hai nhóm là Đông tứ mệnh và Tây tứ mệnh. Quan niệm phong thuỷ cho rằng, người Đông tứ mệnh thích hợp ở khu đất Đông tứ trạch và ngược lại, người Tây tứ mệnh thì thích hợp ở khu đất Tây tứ trạch. Mệnh của người phụ thuộc vào tuổi, trạch của đất phụ thuộc vào hướng.

Trong phong thuỷ, người ta cũng quan trọng về hình thế đất. Khu đất phải nằm ở vị trí đẹp, bằng phẳng, phía tả là thanh long, hữu là bạch hổ, lưng phải “tựa sơn”, mặt phải “hướng thuỷ”. Đất phải nở hậu (chiều rộng đất phía sau to hơn phía trước). Phía trước mặt không nên có cột điện, cây, hay con đường cắm thẳng vào khu đất, cũng không tốt. Các quy định này thực tế khá phong phú, nên cần có một chuyên gia đến xem và hướng dẫn cụ thể mới có thể lựa chọn chính xác được.
phong-thuy-nha-o
Phong thủy nhà ở
 
Ngoài yếu tố phong thuỷ, việc mua đất còn cần cân nhắc đến nhiều yếu tố nữa: khu đất nên ở trong khu vực có dân trí cao, điện nước đầy đủ, đường rộng hè thoáng, ô-tô có thể vào được, … Và yếu tố quan trọng nhất là giá đất phải hợp lý.

 Một yếu tố nữa cũng không kém phần quan trọng là các yếu tố pháp lý. Cần thận trọng không mua phải khu đất nằm trong diện quy hoạch giải toả. Tốt nhất nên mua đất đã có sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) hợp pháp để tránh tranh chấp, và dễ dàng hơn cho việc giải phóng đền bù nếu xảy ra. Khi mua đất, cần thận trọng trong các vấn đề liên quan đến hợp đồng mua đất: hợp đồng cần có chữ ký xác nhận của cả chồng lẫn vợ (bên bán) để tránh tranh chấp về tài sản sau này, hợp đồng phải có xác nhận của cơ quan công chứng nhà nước, …

Một vấn đề tác giả cũng gặp nhiều trong quá trình hành nghề của mình, đó là các khu đất nằm trên các khu vực ao hồ lấp, địa chất nền đất yếu. Khi mua đất, chủ nhà thường không để ý tìm hiểu kỹ về vấn đề này. Việc địa chất nền đất yếu dẫn đến rất tốn kém về chi phí gia cố nền đất. Chi phí ép cọc bê tông cốt thép (là biện pháp gia cố phổ biến nhất hiện nay) Chi phí tùy theo địa chất và quy mô công trình.

Nếu bạn xây nhà trên chính ngôi nhà đang ở thì cần lên kế hoạch chuẩn bị mặt bằng xây dựng:

  • Tìm thuê địa điểm nhà trọ để ở trong quá trình xây nhà. Nên thuê nhà trọ gần nhà xây để tiện đi lại, giám sát.

  • Chuẩn bị dọn dẹp. Các bạn nên phận loại các đồ dùng nội thất trong nhà. Đồ dùng cần thiết thì mang theo về nhà trọ. Đồ không dùng nữa thì tiến hành bán lại hoặc vất bỏ. Đồ đạc còn để dùng cho nhà mới thì lên kế hoạch gửi nhờ nếu nhà trọ không có diện tích cất giữ.

2. Lên kế hoạch tài chính

lap-ke-hoach-tai-chinh

Lập kế hoạch tài chính xây nhà 

Hầu hết gia chủ khi quyết định xây nhà đã dự trù trước phương án tài chính. Tuy vậy, trong phần này chúng tôi cũng muốn bổ sung thông tin theo tình hình hiện nay nhằm giúp các bạn có thêm phương án lựa chọn có lợi nhất cho mình. Ngoài cách truyền thống vay từ gia đình, người thân và bạn bè, bạn có thể vay tài chính từ bên ngoài để xây nhà. Đúng vậy, với sự phát triển của hệ thống tài chính và ngân hàng tại Việt Nam hiện nay, bạn hoàn toàn có thể vay số tiền mà bạn cần để xây nhà bằng hình thức tín chấp hoặc có thể tín chấp căn nhà đó. Chúng tôi khuyến khích bạn chọn phương án này nếu số tiền đó của bạn đang phục vụ việc kinh doanh, bạn sẽ thu lãi nhiều hơn số lãi vay. Nếu bạn quan tâm, hãy liên hệ trụ sở các ngân hàng gần nhất để biết thêm chi tiết trước khi bạn bắt đầu.

Kế hoạch tài chính:

cach-tinh-chi-phi-xay-nha

Cách tính chi phí xây nhà

Vấn đề rất quan trọng trước khi dự định xây là chính là Tiền ($) để xây nhà, nếu bạn xem nhẹ việc lập kế hoạch chi tiêu cho xây nhà, có thể bạn sẽ gặp khó khăn lớn khi đối diện với phát sinh hoặc nó có thể ảnh hưởng tới tài chính hiện tại của gia đình bạn. Không nên để trường hợp bạn bị cạn kiện tiền khi công trình đang xây dựng dở dang, cách tốt nhất là đầu tiên bạn nên dự trù trước chi phí, thông thường có 3 loại chi phí chính cần ước tính:

a/ Ước tính chi phí xây dựng cơ bản:

Đây là chi phí bạn cần để xây dựng ngôi nhà đến mức độ hoàn thiện phần kiên cố và có thể đã bao gồm phần gạch lát trang trí, trần Thạch cao, kệ bếp và sơn nước trong ngoài.

Chi phí loại này gồm: Chi phí xin phép, hoàn công + Chi phí tư vấn thiết kế (để có được bản vẽ kỹ thuật thi công) + Chi phí thi công xây dựng + Chi phí giám sát ( hoặc chủ nhà tự giám sát).

Về chi phí thi công xây dựng là chi phí lớn nhất, cách tính phổ biến hiện nay là mọi người thường lấy m2 sàn xây dựng nhân với đơn giá 1m2, cách tính này chỉ tương đối, cách tính chính xác nhất là bạn nên yêu cầu đơn vị tư vấn thiết kế lập đơn giá theo dự toán chi tiết các hạng mục.

b/ Ước tính chi phí trang trí nội thất:

 Bạn có thể tính chi phí này bao gồm chi phí để mua thiết bị nhà tắm, bếp ga, bếp điện, máy lạnh, bàn ghế, đèn trang trí, và các thiết bị gia dụng khác,… Lý do chúng tôi khuyên bạn nên tách riêng chi phí này vì đây là phần dời  và hoàn toàn có thể được trang bị sau khi ngôi nhà hoàn thành. Thời gian trang bị thêm những đồ này không phụ thuộc vào thời gian xây nhà.

c/  Ước tính chi phí phát sinh:

Thực tế khi xây nhà luôn có chi phí phát sinh, vì vậy ngoài số tiền chi phí xây dựng cơ bản bạn nên dự trù 5 -10% số tiền gọi là dự phòng phí, với khoản dự phòng đó bạn có thể yên tâm hơn khi trao đổi nhu cầu của mình với kiến trúc sư và nhà thầu thi công.

3. Xác định thời gian xây nhà

xac-dinh-thoi-gian-xay-nha

Xác định thời gian xây nhà phù hợp

Xem xét thời gian xây nhà là cần thiết, bạn cần xác định thời gian dự kiến của quá trình xây nhà từ khi thi công đến lúc bàn giao nhà mất bao lâu để có kế hoạch đàm phán với nhà thầu xây dựng sau này, tuy nhiên tiến độ công trình có thể xê dịch đôi chút. Đồng thời nên chọn thời điểm nào để xây nhà là phù hợp, thông thường mọi người thường quan niệm xây nhà vào mùa khô tốt hơn bởi tiến độ thi công nhanh hơn, tuy nhiên lại khó đạt chất lượng chuẩn bởi mặt kết cấu bê tông dễ bị nứt do nở nhiệt nếu không bảo dưỡng bê tông tốt. Trong khi đó, mùa mưa sẽ có chất lượng thi công tốt hơn nhưng chi phí thi công lại cao hơn và công việc hay bị gián đoạn do mưa nên thời gian thi công lâu hơn. Chính vì vậy mà chủ nhà nên cân nhắc ưu, nhược điểm của loại hình thời tiết để chọn lựa thời điểm thi công phù hợp nhất cho ngôi nhà của mình.

+ Xây nhà dự kiến trong bao lâu : thông thường lập kế hoạch xây nhà đến lúc xây khoảng 3 tháng – 6 tháng, tuỳ vào diện tích và nhu cầu mà thời gian xây nhà (có thể kéo dài từ 3 -5 -7 tháng).

Chú ý đừng kéo dài thời gian quá lâu có thể ảnh hưởng rất nhiều đến chi phí và xảy ra nhiều phát sinh khác.

+ Thời điểm để xây nhà/ các mùa xây dựng: ghi rõ thời điểm thường xây : Đầu năm sau Tết AL, Cuối năm (sau tháng 7AL)...

Trên đây là một số kinh nghiệm để Lập kế hoạch xây dựng nhà ở. Hi vọng qua bài viết này sẽ giúp được quý khách hàng có thể tự dự trù được kinh phí xây nhà và lập được kế hoạch xây dựng nhà gần chính xác nhất.

Quý khách có nhu cầu dự trù kinh phí xây nhà miễn phí, mọi thông tin xin liên hệ:

CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ XÂY DỰNG MADECO

VPGD: 03 Nguyễn Ngọc Lộc, Phường 14, Quận 10, TP HCM

Website: www.madeco.vn

Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Hotline: 0938 077 033


Vui lòng điền họ và tên!

Vui lòng điền email của bạn!

Vui lòng điền vào số điện thoại của bạn!

Vui lòng nhập nội dung yêu cầu báo giá!

Xem thêm các bài viết có liên quan khác: