Để đảm bảo trong quá trình sửa chữa nhà ở, thì việc soạn thảo hợp đồng giao kết giữa hai bên một cách rõ ràng cụ thể là một điều vô cùng cần thiết. Đây cũng là cơ sở để giải quyết hết những vấn đề tranh chấp sẽ có thể phát sinh trong quá trình làm việc. Vậy hợp đồng sửa chữa nhà là gì? Hãy cùng Madeco tìm hiểu nhé!

Hợp đồng sửa chữa nhà là gì?

Hợp đồng sửa chữa nhà là một loại hợp đồng dân sự mà trong đó có sự thỏa thuận giữa các bên liên quan đến các điều khoản trong hợp đồng được thực hiện và tiến hành thỏa thuận dưới dạng văn bản. 

Những mẫu hợp đồng sửa chữa nhà này thường liên quan đến các công việc chính như sửa chữa nhà, gồm bên thuê có nhu cầu sửa chữa nhà và bên thực hiện công việc sửa chữa nhà được bên kia thuê. 

Theo đó, bên thực hiện công việc sửa chữa sẽ làm những phần việc đã được thỏa thuận trước theo văn bản trước đó nhằm mục đích sau cùng là nhận thù lao từ việc sửa chữa từ bên đã thuê sửa chữa nhà. 

Hợp đồng sửa chữa nhà hiện chưa được quy định chặt chẽ và ban hành theo một khuôn mẫu thống nhất nên phần mẫu hợp đồng sửa chữa nhà này hiện nay chủ yếu vẫn tạo nên do sự thỏa thuận và ký kết giữa hai bên. Đây cũng chính là một trong những lỗ hổng hiện có và chưa được khắc phục trong hợp đồng sửa chữa nhà. 

Chính vì vậy mà hiện nay các chủ thể hai bên khi giao kết hợp đồng cần chú ý nhiều điều như phần nội dung sao cho chặt chẽ, hình thức không được trái với quy định của pháp luật. Để sau này khi có tranh chấp nổ ra thì việc đàm phán và thảo luận sẽ được dễ dàng và nắm được nhiều lợi thế hơn khi giải quyết.

Nội dung cần có trong hợp đồng sửa chữa nhà 

Tuy chưa được ban hành mẫu hợp đồng sửa chữa nhà chính thức nhưng trong hợp đồng người giao kết cũng cần chú ý một số nội dung hợp đồng sửa chữa nhà quan trọng chắc chắn phải có như sau:

  • Nội dung hợp đồng: bàn về vấn đề gì, trình bày rõ ràng nội dung đi đến việc làm hợp đồng. 
  • Thông tin chi tiết của hai bên giữa bên giao kết: một số thông tin cơ bản như họ tên, số điện thoại, địa chỉ, căn cước công dân,...

  • Thời gian thực hiện sửa chữa
  • Ngày bắt đầu khởi công, ngày kết thúc
  • Hình thức hợp đồng
  • Chất lượng và những yêu cầu về vật liệu trong quá trình sửa chữa
  • Phương thức thanh toán: thanh toán trước, trong hay sau quá trình sửa chữa.
  • Nghiệm thu và bàn giao khi quá trình sửa chữa kết thúc
  • Quyền và nghĩa vụ của hai bên trong quá trình sửa chữa kèm theo đó là điều kiện sau khi sửa chữa xong
  • Tiến độ thi công
  • Chi phí phát sinh trong quá trình sửa chữa.
  • Những điều khoản khi trường hợp chấm dứt hợp đồng xảy ra
  • Một số sự kiện phát sinh như tai nạn, thiên tai,...
  • Hiệu lực hợp đồng

Xem thêm: Dịch vụ sửa chữa cải tạo nhà

Hướng dẫn soạn hợp đồng sửa chữa nhà 

Hợp đồng nhà ở nếu được quy định rõ ràng theo quy định và càng cụ thể, chi tiết thì việc thực hiện giải quyết các vấn đề sau này sẽ càng giải quyết được nhiều vấn đề phát sinh trong hợp đồng. 

Các chủ thể khi soạn hợp đồng cần tuân theo hướng dẫn sau:

Bên A là bên chủ nhà hoặc bên có nhu cầu sửa chữa cần có:

  • Họ và tên chủ nhà, người đại diện
  • Địa chỉ thường trú. 
  • Căn cước công dân

Thông tin bên B là bên nhận sửa nhà gồm có:

  • Tên, người đại diện bên nhận sửa nhà
  • Địa chỉ liên hệ, trụ sở chính
  • Mã số thuế, số doanh nghiệp
  • Phương thức liên hệ như email, hotline, fax.
  • Số tài khoản ngân hàng
  • Địa chỉ, chức danh, số điện thoại của người đại diện cư trú. 

Nội dung hợp đồng: phải bao gồm có thực hiện công việc sửa chữa như địa chỉ nào, sửa chữa phần nào, yêu cầu gì, tường nhà, sàn nhà,...

Thời gian thực hiện công việc trong bao lâu, ngày bắt đầu thi công là ngày nào và ngày kết thúc hoàn thành. Phương thức thanh toán là gì, chuyển khoản, trả tiền mặt, trả một lần hay chinh thành nhiều lần. 

Vật tư xây dựng trong quá trình có điều kiện gì hay không và có phát sinh chi phí gì hay không. Nhà ở sau khi hoàn thành cần được đảm bảo về thời gian, chất lượng cũng như bảo hành trong thời gian. 

Các bên trong quá trình thực hiện giao dịch cần phải thực hiện được đúng các quyền và nghĩa vụ như cung cấp đủ tài liệu, giấy tờ, kế hoạch, mục tiêu sửa chữa,...

Xem thêm: Tìm hiểu về đơn xin sửa chữa nhà cần chuẩn bị những gì?

Hợp đồng sửa chữa nhà có cần phải dấu công chứng hay không?

Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay thì việc tiến hành sửa chữa nhà ở không phải cần có giấy tờ công chứng thì mới phát sinh hiệu lực. Tuy nhiên việc thực hiện công chứng sẽ đem lại cho 2 bên giao kết được nhiều lợi ích:

  • Khi thực hiện công chứng thì hợp đồng sẽ phát sinh hiệu lực thi hành bắt buộc đối với tất cả các bên.
  • Đây cũng là cơ sở để khi có tranh chấp xảy ra khi một trong 2 bên không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình thì sẽ được Tòa án giải quyết theo thỏa thuận và phán quyết.
  • Với các tình tiết, nội dung nếu được công chứng thì sẽ có giá trị làm chứng cứ trước tòa và sẽ có lợi cho những người giao kết hợp đồng hơn. 

Hy vọng với thông tin mà Madeco chia sẻ thì khách hàng đã có hiểu biết cần thiết về hợp đồng sửa chữa nhà. Theo dõi chúng tôi để cập nhật những bài viết hấp dẫn tiếp theo nhé!