Hiện nay, có rất nhiều công ty xây dựng ra đời và tham gia vào lĩnh vực này. Điều đó đã giải quyết tối ưu cho nhu cầu nhà ở của người dân. Tuy nhiên, chính vì các hình thức xây dựng, quy mô xây dựng ngày càng đa dạng nên không thể tránh khỏi mâu thuẫn, bất đồng khi thực hiện. Chính vì thế, việc lập một bản hợp đồng xây dựng nhà phần thô là điều tiên quyết. Trong bài viết hôm nay, MADECO cùng bạn khám phá hợp đồng xây dựng nhà phần thô có những gì, lưu ý gì để đảm bảo quyền lợi tốt nhất nhé!

Hiểu rõ hơn về phần thô trong thi công nhà

Một căn nhà có vững chãi, đẹp đẽ hay không quyết định rất nhiều bởi bước xây dựng phần thô. Theo đó, đây được hiểu là giai đoạn làm móng cùng bể ngầm, các hệ thống kết cấu chịu lực bao gồm khung, cột, dầm, sàn bê tông, mái nhà, cầu thang đã hoàn thiện bậc, các bức tường che chắn và phân chia các phòng,...

Khi văn bản hợp đồng xây dựng nhà phần thô được lập, phần nội dung công việc cần phải nêu rõ về cung cấp toàn bộ nguyên vật liệu cùng nhân công cho xây dựng, cam kết hoàn thiện công trình theo đúng tiến độ.

Xem thêm: Dịch vụ xây nhà trọn gói giá thành ưu đãi chất lượng cao

Hướng dẫn cách ghi thông tin các bên tham gia thoả thuận hợp đồng

Để đảm bảo lợi ích tốt nhất cho bản thân, phần thông tin trong hợp đồng xây dựng nhà phần thô cần phải được lưu ý kĩ. Cụ thể, bạn phải ghi rõ thông tin, xác minh rõ danh tính bên chủ đầu tư và nhà thầu đảm nhiệm thi công để làm cơ sở xác định nếu sau này có mâu thuẫn xảy ra.

Thông tin đầy đủ gồm những nội dung sau: tên, địa chỉ thường trú, số căn cước công dân còn hiệu lực, mã số doanh nghiệp (nếu có), mã số thuế, người đại diện theo pháp luật của nhà thầu, số điện thoại liên lạc (có thể có hoặc không). Thông tin trong hợp đồng được căn cứ theo điều 8 Nghị định 35/2015/NĐ-CP.

Phạm vi công việc và kết quả cuối cùng 

Trong nội dung hợp đồng xây dựng nhà phần thô phải quy định rõ phạm vi công việc cần thực hiện mà chủ đầu tư giao cho bên nhà thầu phụ trách. Yêu cầu bên thực hiện phải đảm bảo hoàn thành và xây dựng đúng theo bản thiết kế được chủ đầu tư phê duyệt, bàn giao.

Ngoài ra, hợp đồng xây dựng nhà phần thô cũng cần nêu rõ:

  • Vật liệu xây dựng nhà thầu cung cấp bao gồm sắt thép, xi măng, cát đá, gạch vữa, dây điện, ống nước, mái, chất chống thấm. Và chắc chắn tất cả đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không vi phạm quy định của Pháp luật.
  • Về nhân công: Ghi rõ số lượng từ nhân công xây dựng phần thô cho đến nhân công hoàn thiện căn nhà (bao gồm ốp gạch trang trí, lắp đặt hệ thống điện nước, vệ sinh công trình,...) để dễ dàng theo dõi, tránh trường hợp điều động không đúng với số lượng đã thoả thuận.

Bạn phải chắc chắn rằng các nội dung, tiêu chí kết quả đầu việc mà nhà đầu tư mong muốn phải được nêu rõ ràng, cụ thể. Phạm vi công việc được quy định tại điều 12, 13 Nghị định 37/2015/NĐ-CP.

Giá trị hợp đồng và thời gian thành giao

Giá trị hợp đồng xây dựng phần thô phải được tính dựa theo cơ sở đơn giá đã được thoả thuận bởi hai bên. Hơn nữa, tổng giá trị giao nhận thầu, tổng diện tích nhận thầu như thế nào cũng cần phải được thông báo rõ. 

Tuỳ theo thoả thuận mà đôi bên có thể thanh toán theo từng tiến độ công việc hoặc sau khi bàn giao lại công trình. Nếu lựa chọn thanh toán theo từng đợt, cần nêu rõ các nội dung cần hoàn thiện của giai đoạn đó và số tiền cụ thể (tính theo phần trăm giá trị hợp đồng mà chủ đầu tư cung ứng cho nhà thầu). Giá trị hợp đồng được quy định theo điều 15, 19 Nghị định 37/2015/NĐ-CP.

Tiến trình xây dựng và thời gian hoàn thành

Trong quá trình thoả thuận, đôi bên sẽ đưa ra thời gian dự kiến hoàn thành, thời gian chậm trễ giới hạn và tiến độ thực hiện. Đối với thời gian thi công, dựa theo tình hình (thời tiết, trở ngại kỹ thuật, điện,...) mà nhà thầu có thể thương lượng với chủ đầu tư nếu muốn gia hạn thêm. Tiến trình xây dựng được quy định trong điều 14, Nghị định 37/2015/NĐ-CP.

Quyền hạn và nghĩa vụ của đôi bên trong hợp đồng

Nội dung quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng xây dựng phần thô phải nêu rõ được trách nhiệm của từng bên trong quá trình thi công. Điều này giúp giảm thiểu các vấn đề, mâu thuẫn phát sinh. Theo đó, chủ đầu tư có quyền giám sát, kiểm tra chất lượng còn với nhà thầu sẽ có trách nhiệm cung cấp nguyên vật liệu, đảm bảo kỹ thuật an toàn cho con người và máy móc thiết bị.

Xem thêm: Báo giá dịch vụ xây nhà trọn gói hot nhất năm 2022

Hướng giải quyết khi xảy ra mâu thuẫn trong hợp đồng

Vì đôi bên đều muốn có lợi nhất cho bản thân nên đôi khi không thể tránh khỏi mâu thuẫn trong quá trình thực hiện hợp đồng xây dựng. Do đó, cần quy định trước phương án giải quyết đối với các trường hợp:

  • Mâu thuẫn trong quá trình thực hiện: Hai bên cần thoả thuận thêm để hoà giải, tháo gỡ.
  • Mâu thuẫn không thể giải quyết qua thoả thuận: Giải quyết qua Toàn án, dựa theo hợp đồng.